Cầu Kinh Mân Côi

 

 Mối Liên Hệ Mật Thiết giữa Kinh Kính Mừng và Mầu Nhiệm Mân Côi

 

            Nếu mục tiêu sống đạo là đạt đến tầm vóc của Chúa Kitô là đầu (x.Eph.4:15), tức là trung thực phản ảnh một "Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt.16:16), bằng việc làm sống lại những ǵ Người đă làm, như Người mong muốn: "Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày" (Lk.22:19); "Thày đă làm thế nào các con cũng hăy làm như vậy" (Jn.13:15).

            Để "làm việc này mà nhớ đến Thày", Giáo Hội hằng cử hành Hy Tế Thánh Thể và ban các Bí Tích Thánh. Phần Kitô hữu, để bắt chước việc "Thày đă làm thế nào các con cũng làm như vậy", ngoài việc hiệp dâng Hy Tế Thánh Thể trong Phụng Vụ Thánh Lễ và lănh nhận các Bí Tích Thánh, và việc sống tinh thần yêu thương phục vụ trọn hảo như Người, c̣n một việc rất sát nghĩa và có ư nghĩa "làm việc này mà nhớ đến Thày" là việc Cầu Kinh Mân Côi.

            Thật thế, theo cấu trúc của ḿnh, Kinh Mân Côi được tạo nên không phải chỉ bằng những chục Kinh Kính Mừng làm như chất thể cần có, mà c̣n bằng chính những "mầu nhiệm Chúa Kitô" (Eph.3:4; Col.4:3) như mô thể thiết yếu để h́nh thành Kinh Mân Côi. Vậy Cầu Kinh Mân Côi cũng chính là một việc làm "nhớ đến Thày", "Con ḷng Bà gồm phúc lạ" (Lk.1:42).

            Thế nhưng, tại sao trong khi chiêm ngắm các "mầu nhiệm Chúa Kitô" mà cứ phải lập đi lập lại Kinh Kính Mừng là kinh trực tiếp chúc tụng và cầu khấn Mẹ Maria, và tại sao trong khi lập đi lập lại Kinh Kính Mừng lại chiêm ngắm các "mầu nhiệm Chúa Kitô"?

             Lư do trong khi lập đi lập lại Kinh Mân Côi để chiêm ngắm Mầu Nhiệm Chúa Kitô là v́ Mẹ Maria, đối tượng chính yếu của Kinh Kính Mừng, là một "trinh nữ đầy ơn phúc" (Lk.1:28), "có phúc hơn" (Lk.1:42) hết mọi tạo vật trong trật tự ân sủng, là hoa trái trọn vẹn nhất của Ơn Cứu Chuộc, tràn đầy Chúa Kitô, là tạo vật được "Thiên Chúa là Đấng toàn năng đă làm cho những sự trọng đại" (Lk.1:49). C̣n lư do tại sao trong khi chiêm ngắm "mầu nhiệm Chúa Kitô" mà lại lập đi lập lại Kinh Kính Mừng là kinh chúc tụng và khẩn cầu Mẹ Maria là v́ Chúa Kitô, "Lời đă hoá thành nhục thể" (Jn.1:14) nơi cung dạ trọn đời trinh nguyên của Mẹ, đă trở thành "quả phúc của ḷng Mẹ" (Lk.1:42).

            Trong bài chia sẻ cho buổi Truyền Tin ngày Chúa Nhật 26-10-1997, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đă nhắc lại huấn dụ của các vị tiền nhiệm liên quan đến giá trị và ư nghĩa đích thực của Kinh Mân Côi trên đây bằng những lời như thế này:

            "Các Vị Tiền Nhiệm của Tôi rất qúi mến kinh nguyện này, một kinh nguyện mà Đức Piô XII đáng kính đă diễn tả như 'một tổng tắt của cả Phúc Âm' (thư gửi Tổng Giám Mục Milan: AAS 38 - 1946 - 419). Khi chúng ta tiến đến lúc kết thúc năm thứ nhất của việc trực tiếp sửa soạn Mừng Năm 2000, năm được hiến dâng cho Chúa Kitô Đấng Cứu Thế, Tôi hân hoan nhắc lại điều Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă viết trong Tông Huấn Marialis Cultus của ngài: 'Là một kinh nguyện Phúc Âm hướng về mầu nhiệm Nhập Thể cứu rỗi, Kinh Mân Côi do đó là một kinh nguyện rơ ràng hướng về Kitô học. Thực vậy, yếu tố đặc điểm nhất của Kinh Mân Côi, ở chỗ đọc Kinh Kính Mừng liên tục như một kinh cầu, ... làm thành một tấm vải thêu trên đó được liên kết với việc chiêm ngưỡng các mầu nhiệm... như được nh́n thấy bằng con mắt của Đấng gần Chúa nhất' (nn.46-47: AAS 66 - 1974 - 155-156)" (L'Osservatore Romano, ấn bản Anh Ngữ, số 44, 29-10-1997). 

 

Những Lư Do Cầu Kinh Mân Côi như là một việc Cử Hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô

 

            Thế nhưng, cũng chính v́ việc cứ lập đi lập lại lời Kinh Kính Mừng dễ thuộc, dễ đọc một cách liên tục đơn thuần như thế mà tâm trí người lần hạt dễ dàng bị chia trí, rong chơi đó đây, đến nỗi, dù tay có lần hạt mà có lúc cũng phải nh́n xem ḿnh đă đọc tới kinh thứ mấy rồi. Tuy trong khi lập đi lập lại Kinh Kính Mừng đă có các "mầu nhiệm Chúa Kitô" để mà suy niệm và chiêm ngắm, song v́ tính cách tương phản giữa lời Kinh Kính Mừng hướng về Mẹ Maria là h́nh thức của Kinh Mân Côi với ư nghĩa sâu xa chứa đựng nơi các "mầu nhiệm Chúa Kitô" hướng về Đấng Cứu Thế, nên càng làm cho việc Cầu Kinh Mân Côi bị phân tâm hơn nữa, giữa tâm trí và miệng lưỡi.

            Thật ra, nếu để ư sẽ thấy rằng ở ngay trong lời Kinh Kính Mừng đă chứa đựng "mầu nhiệm Chúa Kitô" rồi, và cũng ở ngay chỗ này đă nối kết Mẹ Maria là trọng tâm của Kinh Kính Mừng với Chúa Giêsu là trọng tâm của các mầu nhiệm Mân Côi. Chỗ chính yếu nơi Kinh Kính Mừng liên kết giữa Mẹ Maria và Chúa Giêsu này là câu "Và Giêsu Con ḷng Bà gồm phúc lạ".

            Bởi thế, trong khi suy niệm các "mầu nhiệm Chúa Kitô", Kitô hữu nên nhớ rằng Chúa Giêsu là nhân vật chính trong các mầu nhiệm Mân Côi có làm ǵ th́ làm cũng là "Giêsu Con ḷng Bà gồm phúc lạ", và trong khi đọc Kinh Kính Mừng chúc tụng nguyện cầu Mẹ Maria là nhân vật chính trong kinh nguyện này có đầy ơn phúc đến đâu đi nữa cũng là do "Giêsu Con ḷng Bà gồm phúc lạ".

            Với tâm t́nh này, Kitô hữu Cầu Kinh Mân Côi sẽ bớt bị phân tâm, chia trí hơn, trái lại, dần dần sẽ cảm thấy sự hoà điệu tuyệt vời của Kinh Mân Côi để chẳng những say sưa Cầu Kinh Mân Côi hơn, lại c̣n hăng say truyền bá Kinh Mân Côi nữa.

            Ngoài ra, v́ Kinh Mân Côi có tính cách hơi giống Phụng Vụ Thánh Lễ, ở chỗ "làm mà nhớ đến Thày", và v́ trọng tâm của Kinh Mân Côi ở nơi Kinh Kính Mừng, một tổng hợp giữa lời chúc tụng (phần đầu) của cả thần trời (đại diện là tổng thần Gabiên) lẫn thánh nhân (đại diện là thánh nữ Elizabeth), cùng với lời tuyên xưng cầu khấn của Giáo Hội dưới thế (phần cuối), do đó, để Cầu Kinh Mân Côi sốt sắng, Kitô hữu chúng ta cũng nên làm với tính cách "cử hành" cho long trọng xứng với các "mầu nhiệm Chúa Kitô", cũng như xứng với giá trị thần linh của Kinh Kính Mừng.

            Một khi chúng ta coi trọng và qúi mến Kinh Mân Côi bằng việc cử hành Kinh Mân Côi một cách đặc biệt như thế, Kitô hữu chúng ta chắc chắn chẳng những sẽ thực sự sống đạo mà c̣n sống đạo trọn lành nữa, v́ tác dụng thần diệu của Kinh Mân Côi nói chung và của các "mầu nhiệm Chúa Kitô" nói riêng sẽ từ từ thấm nhuần con người của chúng ta, qua việc chúng ta gắn bó Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày như Đấng tự xưng "Ta là Đức Mẹ Mân Côi" kêu gọi chúng ta tại Fatima.

            Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày chẳng những có tác dụng thánh hoá nơi tâm hồn cá nhân Kitô hữu tôn sùng việc này mà thôi, c̣n có một tác dụng hơn thế nữa, trong sứ mệnh làm cho thế giới được hoà b́nh, như Mẹ Maria ở Fatima đă luôn liên kết việc Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày với hoà b́nh thế giới.

Tác Dụng của việc Cầu Kinh Mân Côi trong Thời Điểm Fatima

 

            Thật vậy, trong lần hiện ra thứ ba, 13-7-1917, sau khi thúc giục "các con hăy tiếp tục cầu kinh Mân Côi hằng ngày (Đức Mẹ xin "pray:- cầu" bằng ḷng, chứ không phải chỉ "say: đọc" bằng miệng) để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi mà cầu cho ḥa b́nh thế giới cũng như chấm dứt chiến tranh", Mẹ c̣n nhấn mạnh đến lư do của nó là "v́ chỉ có một ḿnh Người (Đức Mẹ Mân Côi) mới có thể cứu giúp các con". Qua bài chia sẻ buổi Truyền Tin vào Chúa Nhật 26-10-1997, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đă nhắc lại Biến Cố Fatima với việc "cầu Kinh Mân Côi" và hoà b́nh thế giới như sau:

            "Biết bao nhiêu lần trong gịng lịch sử của ḿnh Giáo Hội đă cần nhờ đến kinh nguyện này, nhất là trong những lúc khó khăn. Kinh Mân Côi đă là một phương tiện hồng phúc để ngăn ngừa chiến tranh và xin Chúa ơn hoà b́nh. Khi hiện ra với ba trẻ mục đồng ở Fatima 80 năm về trước, Đức Trinh Nữ đă không xin lần hạt Mân Côi cho việc cải hối các tội nhân và cho hoà b́nh trên thế giới hay sao? Và chúng ta làm sao có thể không cầu nguyện cho hoà b́nh vào thời điểm kết thúc của một thế kỷ nổi tiếng với những cuộc chiến kinh hoàng và c̣n đang tiếp tục nghiệm thấy sự bạo động cùng với sự giao tranh? Trong những năm chúng ta đang sửa soạn cho thiên niên Kitô giáo thứ ba này, xin Kinh Mân Côi của Mẹ Maria giúp chúng ta khẩn cầu cùng Thiên Chúa cho việc hoà giải và hoà b́nh của tất cả nhân loại". (Osservatore Romano, ấn bản Anh Ngữ, số 44, 29-10-1997).

            Ngoài ra, việc "cầu kinh Mân Côi hằng ngày" c̣n có một tác dụng đền tạ hết sức công hiệu và cân xứng nữa. Ở chỗ,  trong khi "Trái Tim Mẹ hằng liên lỉ bị gai nhọn đâm vào bởi những kẻ bội bạc bằng những tội lộng ngôn và vô ơn của họ", như lời Chúa Giêsu Hài Nhi và Mẹ Maria nói với chị Lucia khi hai Đấng hiện ra với chị vào ngày 10-12-1925 tại Pontevedra, th́ "cầu kinh Mân Côi hằng ngày", bằng cách lập đi lập lại Kinh Kính Mừng là con cái Mẹ tỏ ra "nhận biết Mẹ", để bù lại những gai tội "lộng ngôn" của "những kẻ bội bạc" làm nhục Mẹ, cũng như bằng cách suy gẫm các Mầu Nhiệm Mân Côi, là con cái Mẹ tỏ ra "yêu mến Mẹ", để bù lại những gai tội "vô ơn" của "những kẻ bội bạc" đối xử với Mẹ. Chính v́ thế, ngoài điều kiện xưng tội rước lễ, hai điều kiện nữa để có thể giữ trọn 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, như Đức Mẹ mong muốn và cũng đă tỏ ra cho chị Lucia biết tại Pontevedra ngày 10-12-1925, là lần hạt 50 Kinh Mân Côi và suy niệm 15 Mầu Nhiệm Mân Côi trong ṿng 15 phút với ư chỉ đền tạ Mẹ.

            V́ việc "cầu Kinh Mân Côi hằng ngày" có một tác dụng trực tiếp là Đền Tạ đặc biệt như thế, nên nó đồng thời cũng có một tác dụng gián tiếp là bù đắp lại tất cả những tội lỗi của các tội nhân, nhờ đó, các tội nhân đáng thương lănh nhận được ơn ăn năn cải thiện đời sống. Tác dụng cứu rỗi này của việc "cầu Kinh Mân Côi hằng ngày" đă được Mẹ Maria ngụ ư xác nhận qua lời Mẹ chỉ dẫn các con cái của ḿnh, vào lần hiện ra thứ ba, 13-7-1917, là "khi các con cầu Kinh Mân Côi, sau mỗi mầu nhiệm, các con hăy đọc 'Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa tha tội chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đem mọi linh hồn lên thiên đàng, nhất là các linh hồn cần đến ḷng Chúa thương xót hơn'". 

 

Việc Cầu Kinh Mân Côi là Linh Đạo Fatima

 

            "Mục tiêu của Linh Đạo Fatima là đền tạ Thiên Chúa để cứu các tội nhân; điều kiện của Linh Đạo Fatima trong việc đền tạ để cứu các tội nhân là việc linh hồn chấp nhận tất cả mọi đau khổ bởi tay Thiên Chúa; và phương tiện để có thể chấp nhận tất cả mọi đau khổ bởi tay Thiên Chúa, nhờ đó, linh hồn đền tạ Thiên Chúa mà cứu các tội nhân, là hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa để Ngài muốn làm ǵ th́ làm" (Học Hỏi Thiếu Nhi Fatima, Cao-Bùi, 1997, trang 256).              Nếu Linh Đạo Fatima thực sự là như thế, th́ Linh Đạo Fatima ở ngay nơi chuỗi Kinh Mân Côi. V́ Kinh Mân Côi, như phần trên vừa tŕnh bày, có tác dụng đền tạ Chúa Mẹ hết sức hiệu nghiệm và nhờ đó có một thần lực vô địch trong việc cứu các tội nhân.

            Có thể nói Linh Đạo Fatima là Linh Đạo Mân Côi, và việc "cầu Kinh Mân Côi hằng ngày" là một đường lối sống đạo hợp thời nhất, là một đường lối nên thánh vững chắc nhất, và là một phương thế cứu rỗi tội nhân thần hiệu nhất.

            Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sống Linh Đạo Fatima là Linh Đạo Mân Côi bề ngoài có vẻ dễ dàng như con nít này cũng không phải dễ, ai muốn cũng được. Trái lại, không ai có thể bước qua ngưỡng cửa Linh Đạo Fatima này được, nếu không có ơn Chúa, tức không có ḷng "thành thực sùng kính Mẹ Maria", một dấu hiệu được tiền định cứu rỗi, như Thánh Louis Grignion de Montfort đă cùng với các thánh dứt khoát xác quyết như vậy (xem Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria, đoạn 40 ).

             Nếu Thời Điểm Fatima là thời điểm "Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới... (để) nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và (thế giới) sẽ có ḥa b́nh", th́ chiếc B́nh Mới là Thời Điểm Fatima này không thể nào đựng một thứ Rượu Mới nào khác xứng hợp hơn ngoài Linh Đạo Fatima là Linh Đạo Mân Côi, một Linh Đạo nhận biết và yêu mến Thiên Chúa nơi việc nhận biết và yêu mến Mẹ Maria là kỳ công tuyệt tác Ngài đă làm cho riêng Con Ngài cũng như cho chung toàn thể mọi tạo vật, bằng việc "cầu Kinh Mân Côi hằng ngày".

            Nhưng, phải làm sao để có thể long trọng cử hành việc Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày, nghĩa là cử hành các "mầu nhiệm Chúa Kitô" bằng Kinh Mân Côi?

 

Để Cử Hành Việc Cầu Kinh Mân Côi cho có Một Tác Dụng Sống Đạo Hữu Hiệu

 

            Gợi ư thứ nhất trong việc Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày là phải làm sao để tạo cho ḿnh có được một tấm ḷng qúi trọng và tôn sùng Kinh Mân Côi. Ham thích và qúi chuộng là điều kiện tối cần trong tất cả mọi việc con người làm, đồng thời cũng là động lực thôi thúc con người làm cho có kết quả như ḷng mong ước. Điều kiện qúi chuộng và động lực ham thích này càng cần thiết hơn nữa để con người có thể làm những việc thiêng liêng vốn không thích hợp với bản chất tự nhiên của họ luôn hướng chiều về những ǵ thực tế, vui chơi thoải mái và dễ chịu. Đúng vậy, một khi người ta ham thích và qúi chuộng một điều ǵ th́ "của ḿnh ở đâu ḷng ḿnh ở đó" (Mt.6:21). Nếu Kitô hữu có ḷng qúi chuộng và tôn sùng Kinh Mân Côi, th́: trước hết, họ sẽ thích Cầu Kinh Mân Côi, tiếp theo, họ sẽ mong cho tới lúc được Cầu Kinh Mân Côi, sau nữa, họ sẽ cảm thấy giờ Cầu Kinh Mân Côi là thú vị và an ủi, sau hết, họ sẽ dùng hết cách Cầu Kinh Mân Côi cho sốt sắng nếu có những sao lăng và chia trí cách nào.

            Gợi ư thứ hai trong việc Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày là làm việc này vào một lúc nào thảnh thơi nhất, và ở một nơi nào yên tĩnh nhất. Thật ra, không có ơn Chúa, nghĩa là không có ḷng thành thực và thiết tha sùng kính Mẹ Maria, Kitô hữu không dễ dàng ǵ mà tự nhiên lại qúi chuộng và tôn sùng Kinh Mân Côi. Bởi vậy, có cố gắng Cầu Kinh Mân Côi, họ cũng cảm thấy không sốt sắng lắm, để rồi tới lúc khô khan hay bận bịu một tí là bỏ, coi việc Cầu Kinh Mân Côi này như không quan trọng ǵ hết cho phần rỗi của ḿnh cũng như của các linh hồn. Đối với thành phần Kitô hữu "trưởng giả", nghĩa là thành phần cho việc đọc Kinh Mân Côi ê a b́nh dân là việc của đàn bà con nít, th́ một trong những lư do họ viện ra để coi thường Kinh Mân Côi, thậm chí đả phá hay công kích người khác Cầu Kinh Mân Côi, là v́ Kinh Mân Côi không có giá trị Phụng Vụ, đối với họ, chỉ có Phụng Vu (Thánh Lễ, Bí Tích và Kinh Thần Vụ) mới là những việc chính yếu làm nên đời sống đạo của Kitô hữu và là những việc Kitô hữu phải làm và cần làm mà thôi. (Về điểm này, xin coi lại phần chia sẻ  "Tâm Tư Người Dịch" của tôi trong cuốn Bí Mật Kinh Mân Côi, nhất là từ trang 8 đến trang 10). Bởi thế, nếu cảm thấy ḿnh chưa thực sự có ḷng qúi chuộng và tôn sùng Kinh Mân Côi, tuy nhiên, vào một lúc nào đó thấy được Kinh Mân Côi là cần và muốn tỏ ra cố gắng thực hành việc lần hạt Mân Côi, th́ khi Cầu Kinh Mân Côi, người Kitô hữu mới bắt đầu nhập môn Kinh Mân Côi này cần phải tạo cho ḿnh một hoàn cảnh thuận lợi, về cả thời điểm lẫn địa điểm, để có thể lần hạt Mân Côi một cách sốt sắng hơn. Cứ thế, với tác dụng vô cùng thần hiệu của Kinh Mân Côi trên thiện chí ngay lành của ḿnh, chắc chắn họ sẽ dần dần qúi chuộng và tôn sùng Kinh Mân Côi, càng ngày họ sẽ Cầu Kinh Mân Côi sốt sắng và sống đạo tốt lành hơn.

            Gợi ư thứ ba trong việc Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày là cách thức làm sao cho bớt bị chia trí và c̣n tăng thêm sốt sắng nữa. Thật vậy, dù có tạo cho ḿnh một hoàn cảnh hết sức thuận lợi để Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày đi nữa, không phải v́ thế mà Kitô hữu không c̣n bị chia trí ǵ cả. Trái lại, nếu trong ngày đă đầy những lo toan, nhất là những việc làm chưa xong, tạm gác để chu toàn việc lần hạt Mân Côi hằng ngày như đă hứa, hay như thói quen riêng, hoặc theo thói lệ chung gia đ́nh v.v. Kitô hữu chắc chắn sẽ không thể nào thoát được t́nh trạng "dân này thờ kính Ta bằng môi bằng miệng, c̣n ḷng trí chúng th́ xa Ta" (Is.29:13). Bởi vậy, chẳng những tạo cho ḿnh một môi trường thuận lợi để Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày, Kitô hữu c̣n cần phải dùng những phương cách để làm sao cho ḿnh, về mặt tiêu cực, làm chủ được những ǵ có thể gây ra chia trí, và về mặt tích cực, chăm chú hơn vào những ǵ miệng đọc ḷng suy. Có hai phương diện để có thể tạo nên những cách thức Cầu Kinh Mân Côi xứng hợp.

            Trước hết, về phương diện hành vi cử chỉ của Kitô hữu, chẳng hạn, cứ đọc đến Kinh Sáng Danh kết mỗi chục kinh th́ đứng lên, đọc đến Lời Cầu Mân Côi sau Kinh Sáng Danh th́ qùi xuống, đọc đến chục kinh thứ năm Mùa Thương th́ giang tay ra để suy ngắm và thông công với mầu nhiệm tử giá của Chúa Kitô. v.v.                     Sau nữa, về phương diện những lời Kinh Mân Côi hay những lời suy ngắm các Mầu Nhiệm Mân Côi, v́ những kinh nguyện hay suy niệm này không phải là Phụng Vụ và không thuộc về Phụng Vụ là những ǵ do chính Giáo Hội đặt định, Kitô hữu cũng có thể uyển chuyển thay đổi làm sao mang lại tối đa lợi ích thiêng liêng cho ḿnh. Chẳng hạn những thực hành liên quan đến cả Kinh Kính Mừng cũng như đến chính Mầu Nhiệm Mân Côi sau đây.

            Về Kinh Kính Mừng:                        

            - Có thể đổi chữ "Bà" trong Kinh Kính Mừng ra chữ "Mẹ" cho tâm t́nh hơn. Cũng có thể thêm một cụm từ thích hợp với mỗi một Mầu Nhiệm Mân Côi đang suy ngắm vào sau tên Mẹ "Maria" hay Chúa "Giêsu". Chẳng hạn như khi suy ngắm về Mầu Nhiệm thứ nhất Mùa Vui, chúng ta có thể thêm vào sau tên Mẹ Maria khi đọc Kinh Kính Mừng thế này: "Kính Mừng Maria nữ tỳ xin vâng đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà..."; hay cũng có thể thêm vào sau tên Chúa Giêsu như: "Kính mừng Maria đầy ơn phúc... Và Giêsu Lời đă hoá thành nhục thể Con ḷng Bà gồm phúc lạ"; hoặc thêm vào phần thứ hai của Kinh Kính Mừng sau khi chân nhận ḿnh là kẻ có tội thế này: "Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội được biết ngoan ngoăn tuân theo Thánh Ư Chúa như Mẹ, khi nay và trong giờ lâm tử Amen".

            Về Mầu Nhiệm Mân Côi:

            - Có thể diễn tả Mầu Nhiệm Mân Côi một cách tượng h́nh hơn, nhất là diễn giải cho đầy đủ ư nghĩa hơn các Mầu Nhiệm này trong dự án cứu chuộc của Thiên Chúa. Sau đây là phần chia về việc Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày theo các Mầu Nhiệm Mân Côi.

 

Cầu Kinh Mân Côi hằng ngàytheo ư nghĩa các Mầu Nhiệm Chúa Kitô

           

            Theo truyền thống của việc lần hạt Mân Côi th́ chỉ có 15 Mầu Nhiệm Mân Côi, được chia ra làm 3 phần: Vui, Thương và Mừng, mỗi phần 5 mầu nhiệm, làm thành một chuỗi Kinh Mân Côi: 5 Mầu Nhiệm Mùa Vui về cuộc đời thơ nhi ẩn dật của Chúa Kitô, 5 Mầu Nhiệm Mùa Thương về cuộc khổ nạn và tử giá của Chúa Kitô, và 5 Mầu Nhiệm Mùa Mừng về hiển linh và quyền linh của Chúa Kitô phục sinh.

            Tuy nhiên, v́ Cầu Kinh Mân Côi là một việc làm mà "nhớ đến Thày", cũng là một Cử Hành các "mầu nhiệm Chúa Kitô". Do đó, chúng ta có thể thêm cho đầy đủ một số mầu nhiệm của Chúa Kitô nữa trong cuộc đời hoạt động công khai của Người trước cuộc Vượt Qua của Người. (Xin xem Bí Mật Kinh Mân Côi, phụ trương 4, trang 266-270, về Năm Mầu Nhiệm Mân Côi Nhập Thế).

            Về nội dung, các "mầu nhiệm Chúa Kitô" có thể được hợp thành bởi 15 hay 20 biến cố của Người làm nên Mầu Nhiệm Mân Côi. Về cấu trúc, các "mầu nhiệm Chúa Kitô", theo dự án cứu chuộc của Thiên Chúa, có thể nói, được tuần tự tỏ hiện như và ăn khớp với ư nghĩa từ đầu đến cuối của Kinh Lạy Cha.

            Căn cứ vào ư nghĩa và thứ tự của Kinh Lạy Cha, các "mầu nhiệm Chúa Kitô", như sẽ được tŕnh bày sau đây, có thể được chia ra làm 7 Mầu Nhiệm Mân Côi khác nhau và có thể chiêm ngắm mỗi Mầu Nhiệm trong bộ 7 Mầu Nhiệm Mân Côi này từng ngày cho cả một tuần lễ, hay cả 7 vào một ngày nghỉ hay ngày lễ.                Trường hợp có nhiều giờ trong ngày hay có thể dành đủ giờ để Cầu Kinh Mân Côi nhiều hơn mỗi ngày theo ḷng qúi chuộng và sùng mộ Kinh Mân Côi của ḿnh, Kitô hữu có thể Cử Hành các "mầu nhiệm Chúa Kitô" như sau:

            Ban sáng lần hạt 4 chuỗi để cử hành các "mầu nhiệm Chúa Kitô" liên quan đến phần nguyện mở của Kinh Lạy Cha, trong việc chiêm ngưỡng và cảm mến "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1Jn.4:8,16); và ban chiều hay ban tối, lần hạt 3 chuỗi để cử hành các "mầu nhiệm Chúa Kitô" liên quan đến phần nguyện kết của Kinh Lạy Cha, trong việc chiêm ngưỡng và theo gương "Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt.16:16).

            Nếu sống đạo là sống trọn t́nh con cái với Thiên Chúa là Cha trên trời th́ chiêm ngắm Ngài theo ư nghĩa của Kinh Lạy Cha, Đấng đă tỏ ḿnh ra qua các "mầu nhiệm Chúa Kitô", là một cử chỉ tỏ t́nh thảo hiếu, tri ân và cảm mến của con cái đối với Ngàiï, một cử chỉ có thể nói, là một cử hành đẹp ḷng Thiên Chúa là Cha trên trời nhất sau Hiến Tế Thánh Thể.

            Và nếu sống đạo cũng là sống Chúa Kitô th́ không ǵ hơn là nhớ đến Người, bằng việc cử hành các mầu nhiệm của Người, Đấng đă sống trọn Kinh Lạy Cha và được Cha tuyên nhận: "Con là Con Cha yêu dấu, đẹp ḷng Cha mọi đàng" (Mk.1:11).